Theo phong tục người dân Việt Nam, cuối năm là dịp mọi người
dọn dẹp nhà cửa và sửa soạn lại bàn thờ tổ tiên. Bởi lẽ cần làm như vậy vì để
cho bàn thờ thổ tiên sạch sẽ và gọn gàn hơn khi sang năm mới đón nhận nhiều tài
lộc hơn.
Dịp cuối năm là lúc con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần
linh cầu mọi sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Vào cuối năm, nhiều gia đình thường
có nhu cầu bốc bát hương. Lý do của việc thay đổi này là do trong nhà đang có
nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít quá (một bát chung) cần tách ra, hay
thay đồi bát hương cho đồng bộ…
mua đồ thờ bát tràng - gốm sứ Bát Tràng
Bốc bát hương bát nhang nói chung
Đầu tiên, chúng ta thường nghĩ người bốc bát hương phải là
người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Thực tế, ai cũng có thể bốc được
bát hương, nhưng gia chủ đích thân bốc là tốt nhất.
Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình,
Hà Nội), đối với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thì bát
hương (hay bát nhang) là một vật linh thiêng dùng để thờ cúng trong mỗi gia
đình. Đó là nơi con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần
linh cai quản ở mảnh đất của gia đình… nhằm cầu mong sự an lành, bình yên.
Đại đức Thích Tâm Kiên cũng cho hay, ai cũng có thể bốc được
bát hương, nhưng sẽ là tốt nhất nếu đó là người trong gia đình, có thể là vợ hoặc
chồng hay bố mẹ, ông bà. Tuy nhiên, hiện nay, do một số điều kiện nên không ít
gia đình lên chùa nhờ chính các nhà sư hay một số pháp sư bốc cho. Dù là ai thì
người bốc cũng phải là người thành tâm và khi bốc chân tay phải sạch sẽ. Có người
cẩn thận còn phải tắm rửa sau đó, rửa bằng nước gừng để tẩy uế tạp.
Quy trình bốc bát hương bát nhang
Các công đoạn và quy trình thực hiện cần làm từng bước một với
lòng thành tâm kính khẩn như sau:
Chuẩn bị bát hương bát tràng, lau rửa sạch
Tùy theo nhu cầu mà mỗi gia đình có thể lựa chọn các loại
bát hương bằng gốm sứ hoặc chất liệu với mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
Sau khi mua bát hương về cần phải lau rửa sạch. Có thể dùng gừng giã nhỏ cho và
rượu trắng hoặc cho vào nước rồi đun sôi lên để lau rửa bát hương. Dùng khăn sạch
nhúng vào đó và lau bát hương để tẩy trừ đi những uế tạp ở bát hương. Lau xong
để ráo nước hoặc dùng khăn khô khác lau lại cho khô ráo.
Việc chuẩn bị tro
Đối với tro, trước đây, các cụ thường chọn loại rơm nếp, được
cắt và làm sạch, phơi khô, để riêng. Trước khi đốt thành tro thì dùng nước hoặc
rượu gừng vẩy lên rơm để tẩy uế. Còn hiện nay, loại tro này được bán ngay tại
các cửa hàng mã.
Ngoài tro, cần chuẩn bị một trong thất bảo của nhà Phật bao
gồm: vàng, bạc, mã não, ngọc, san hô… Tối thiểu có ba thứ là vàng, bạc, ngọc (
ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh,… vì có trường khí cao,
mua ở các cửa hàng đá quý).
Không nên cho giấy trang kim, hạt nhựa,… bán sẵn ở các hàng
mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù,… của Đạo gia, Mật tông,… vào vì gây
ra trường khí âm bất lợi.
Thực hiện bốc bát hương bát nhang
Rửa tay sạch sẽ bằng rượu hay nước gừng. Khi bốc bát hương
thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm
theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy
miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”.
Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn
hoặc nèn chặt.
Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con …
(họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”. Bốc xong để
riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn.
Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan
thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì
bốc bát hương thần tài. Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán
bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.
Bốc xong đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa,
bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.
Ở ta hay có quan niệm coi trọng người đứng khấn hơn bàn thờ,
nên hay tính theo người đứng khấn, tức bát hương bà cô để bên tay trái nhìn
vào. Sự khác biệt này cũng không có ảnh hưởng lớn. Đồng thời, khi chân nhang
quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân.
Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối.
Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt
nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.
Sắm lễ cúng
Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa
ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần
sau chỉ cần 1 nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 5 chân
nhang.
Bố trí bát hương bát nhang
Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê
dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không
bày rượu, vàng mã,… ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi,…) cần ở
phía trước hay bên cạnh bát hương.
Văn khấn bốc bát hương bát nhang
Nam mô A di đà Phật!
Kính lạy: Chư Phật mười phương, thần Thổ địa, gia tiên họ…………
, bà cô, ông mãnh, chư vị tiên linh.
Hôm nay ngày tháng …. năm……………………
Chúng con
là:……………………………………….
Trú tại:……………………………………………….
Thành tâm sửa biện
hương hoa, dâng lên trước án, kính mời thần thổ địa, gia tiên họ….,bà cô giáng
lâm trước án, thụ hưởng lễ Xin thần linh Thổ địa, gia tiên,bà cô yên vị để gia
đình thờ phụng.
Xin chư vị minh
thần độ cho gia quyến khỏe mạnh, làm ăn tiến tới, vạn điều tốt lành, cả nhà
bình an, sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng an khang.
Chúng con người
trần, nhân vô thập toàn, có gì sơ suất, xin được lượng thứ..
Dãi tấm lòng
thành, cúi xin chứng giám.
Bát Hương Bát
Tràng có nhiều loại và được phát triển theo từng thời kỳ phù hợp với thị hiếu của
người dân và công nghệ của từng giai đoạn
Để nói đến mẫu
Bát hương của Bát Tràng trước tiên được phân ra theo dòng men
Bát hương Bát
Tràng hiện nay có 02 dòng men chính
1- Men Rong xanh
Hay còn gọi là men Đại Thanh, sử dụng màu men xanh vẽ trên nền
đất trắng để sáng tạo các hoa văn
Đây là mẫu bát hương thông dụng và quen thuộc với mọi người,
đặc điểm dễ nhận thấy của dòng men này là hoạ tiết vẽ sắc nét và dùng hoàn toàn
màu xanh.
Có thêm các biến thể của dòng bát hương này là các hoa văn
được đắp nổi, rồi bọc đồng
2- Dòng men Rạn
Dòng bát hương men rạn khoảng chục năm trở lại đây được phổ
biến sử dụng, đây là loại men làm từ tro, có màu đặc trưng ngà ngà, rạn trên bề
mặt, các hoạt tiết được đắp nổi hoàn toàn nên tạo cho bộ bát hương vẻ đẹp uy
nghi mà bất kỳ loại men nào khác cũng không làm được.
Loại bát hương này được nung 02 lần nên mới tạo được độ nổi
và bóng của sản phẩm
Những điều cần biết về bốc bát hương cuối năm
Reviewed by đức cảnh
on
tháng 11 21, 2017
Rating: